Giá quặng sắt giao dịch trên giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) hôm thứ ba vừa qua tiếp tục tăng phiên thứ 6 liên tiếp và hiện đang ở mức cao nhất trong ba năm.
Giá quặng sắt tương lai tăng kéo theo giá giao ngay cũng tăng không kém. Giá quặng 62% giao ngay tại cảng Qingdao đã tăng 6,5% lên 92,23 USD/tấn hôm thứ Hai, mức cao nhất kể từ tháng 8/2014.
Đó có phải là sự tăng giá bất hợp lý so với những gì mà thị trường thép Trung Quốc đang thể hiện, khi Chính Phủ ra chính sách cắt giảm công suất thép và đóng cửa một số nhà máy?
Có một sự tương đồng giữa giá quặng sắt tương lai tại thị trường Trung Quốc ở thời điểm hiện tại so với đúng 1 năm trước đây khi các nhà đầu cơ gia tăng nhập quặng vào thị trường trong nước trước khi bị dội 1 cú đánh ngược bởi chính sách tăng phí giao dịch và tỷ lệ ký quỹ.
Vì vậy, thị trường đang nghi ngờ sự trở lại của bong bóng đầu cơ năm ngoái?
Một so sánh về diễn biến giá cũng như khối lượng của các hợp đồng quặng trên sàn Đại liên hiện tại với 1 năm trước đây thể hiện trên đồ thị chỉ ra những nghi ngờ mà các nhà phân tích nhận định.
Chú ý đến khối lượng giao dịch của quý 1 năm ngoái và năm nay có sự tương đồng. Hiện tại, với mức tăng giá của thị trường, trung bình mỗi ngày vẫn có 1,43 triệu lots được thực hiện kể từ đầu năm. Tại đỉnh cao của năm ngoái, vào tháng 4, khối lượng trung bình hàng ngày giao dịch lên tới 6,63 triệu lots.
Trạng thái mở của thị trường cũng tăng tương ứng với xu hướng hưng phấn của thị trường, hiện tại trạng thái mở là 1,547 triệu lots, thấp hơn chút ít so với mức trên 2 triêu của thời điểm cuối tháng 2 đầu tháng 3 năm 2016.
Khá rõ ràng là lực lượng các nhà bán lẻ và nhiều thương nhân đã không tham gia cuộc cạnh tranh mua bán quặng sắt của năm nay như năm ngoái. Bên cạnh đó cũng có một lực lượng đầu cơ không tham gia giai đoạn hiện tại do sự nhận định khác biệt của họ trong thời gian qua.
Thị trường đang đánh cược vào Trung Quốc?
Đầu tư bất động sản của Trung Quốc 2013-2016
Sản lượng thép Trung Quốc
Điều trớ trêu là mặc dù đà tăng giá của năm nay giống hệt năm ngoái, ở cả thị trường quặng sắt và thép nhưng sự tăng giá này đang bị xem là hỗn loạn. Các nhà đầu tư Trung Quốc đọc thay đổi chính sách của Bắc Kinh nhanh hơn so với thế giới bên ngoài.
Ngay cả khi các nhà sản xuất quặng sắt lớn nhất thế giới đang than khóc về vấn đề “supercycle” thì các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc âm thầm đi ngược lại cam kết của họ để thay đổi từ mô hình đầu tư tài sản cố định dựa nhiều vào nhu cầu kim loại cơ bản sang mô hình tăng trưởng tiêu dùng có định hướng hơn.
Đối mặt với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế chậm lại, họ đã bơm tiền vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng và xây dựng.
Tổng số chi tiêu đầu tư vào bất động sản, một trong những động lực chính của việc sử dụng thép, đã giảm tốc độ trong năm 2015 nhưng lại tăng tốc thêm lần nữa từ đầu năm ngoái.
Điều đó, với nhận thức của các thành phần thị trường, là tín hiệu mua cho cả thép và quặng sắt.
Và ngay bây giờ các chỉ số vĩ mô của nhu cầu thép cơ bản vẫn tích cực. Đầu tư bất động sản đã tăng trưởng 6,8% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 12/2016, sản xuất thép tăng 3,2%.
Vậy còn vấn đề về việc Trung Quốc ra chính sách cắt giảm công suất thép?
Bắc Kinh ra chính sách cắt giảm công suất thép tương ứng với 85 triệu tấn thép sản xuất dư thừa của năm ngoái (với mục tiêu cắt giảm trong vòng 5 năm là 150 triệu tấn). Khi làm như vậy, họ vừa giảm được áp lực quốc tế và trong nước về vấn đề chống lại tình trạng tăng xuất khẩu thép của Trung Quốc, vừa hạn chế được tình trạng ô nhiễm trong các thành phố của mình.
Tuy vậy, theo nghiên cứ của Greenpeace và Custeel, một tư vấn liên kết với Hiệp hội Sắt Thép Trung Quốc, sản lượng thực tế cắt giảm được trong giai đoạn vừa qua từ các nhà máy bị yêu cầu đóng cửa chỉ là 23 triệu tấn.
Thật vậy, kết luận chính của báo cáo còn chỉ ra là thay vì cắt giảm, công suất thép thực của Trung Quốc đã tăng ròng 36,5 triệu tấn do các nhà sản xuất muốn đáp ứng nhu cầu thị trường xây dựng và thu lợi nhuận tốt hơn.
Đó đều là những tin tốt cho giá quặng sắt lúc này.