07/07/2017 Thép 'vô tư' nhập lậu vào Việt Nam

Thay đổi mã hàng khi nhập khẩu, cho thêm chất phụ gia hoặc núp dưới dạng phế liệu..., hàng triệu tấn sắt thép ngoại đã và đang ồ ạt vào Việt Nam.

Gian lận thương mại tràn lan

Hơn nửa năm trôi qua kể từ khi Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) phản ánh tình trạng nhập khẩu (NK) ồ ạt thép cuộn vào Việt Nam và nghi ngờ việc này nhằm lẩn tránh thuế tự vệ thương mại nhưng tình hình vẫn tiếp diễn. Cụ thể, những tháng cuối năm 2016, lượng thép cuộn NK theo các mã HS (mã số phân loại hàng hóa xuất NK - NV) đang bị áp thuế tự vệ thương mại giảm mạnh, nhưng lượng thép cuộn theo các mã HS không thuộc đối tượng áp thuế tăng lên đột biến. Khi thay đổi mã HS của sản phẩm, doanh nghiệp (DN) chỉ bị áp thuế 3% so với mức thuế tự vệ 15,4 - 35,4% tùy mã theo quy định áp thuế tự vệ. Đi kèm với hiện tượng này là số DN chuyên NK các loại thép cuộn không thuộc danh mục bị áp thuế được thành lập.

Vì thế, VSA kiến nghị Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) xem xét mở rộng phạm vi áp dụng thuế tự vệ đối với các mặt hàng thép cuộn; đưa các mã số HS của sản phẩm thép cuộn còn lại vào danh mục hàng hóa cần quản lý chặt. Tháng 3 vừa rồi, Tổng cục Hải quan đã có văn bản yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành chỉ đạo các chi cục hải quan thực hiện nghiêm túc, đúng quy định việc lấy mẫu phân tích, giám định, kiểm tra thực tế hàng hóa và chứng nhận chất lượng thép NK sau khi có phản ánh của VSA. Đồng thời, giám sát chặt chẽ việc lấy mẫu để giám định, kiểm tra chuyên ngành, không để xảy ra trường hợp mẫu được gửi đi phân tích, giám định không phải là hàng hóa thực nhập. Tuy nhiên, trả lời Thanh Niên, Phó chủ tịch VSA Nguyễn Văn Sưa cho biết đến nay tình trạng này vẫn đang tiếp diễn.

Ước tính, giá thép NK từ Trung Quốc và nếu không bị áp thuế tự vệ thì sẽ rẻ hơn từ 30 - 40% so với thép sản xuất trong nước. “Thậm chí trước đây các DN khi NK thép cuộn còn đưa ra lý do trong nước chưa sản xuất được nhưng thực tế đây là những mặt hàng Việt Nam đã sản xuất và nguồn cung còn cao hơn lượng tiêu thụ. Vì vậy các DN trong nước đã phải cạnh tranh vất vả, đặc biệt với tình trạng gian lận thương mại như trên”, ông Nguyễn Văn Sưa nói.

Đại diện một số DN thép cho biết tình trạng NK các sản phẩm thép có yếu tố “hợp kim” để hưởng thuế NK 0% thay vì mức 5 - 10% (tùy loại) đã được phản ánh nhiều năm qua nhưng vẫn diễn ra liên tục. Giám đốc một DN sản xuất thép tại phía nam cho biết trong quá trình sản xuất, sản phẩm đã được bỏ nguyên tố boron (nguyên tố Bo) hoặc crom để có tên là “thép hợp kim” nhằm hưởng thuế suất NK 0%, nhưng thực tế toàn bộ loại thép này khi NK về Việt Nam đều dùng để xây dựng. Tất nhiên, sản phẩm này rẻ hơn so với thép xây dựng có thương hiệu trong nước và chủ yếu được tiêu thụ mạnh ở các tỉnh thành, vùng sâu vùng xa. Quan trọng hơn, có những sản phẩm bị ăn gian về nguyên phụ liệu như giảm bớt độ dày của sản phẩm, trộn tạp chất sẽ khiến cho chất lượng thép bị giảm. Thậm chí có đơn vị khi NK thép nhưng khai báo sản phẩm hoàn toàn khác như là sản phẩm đá hoa, bồn cầu…

Nhà nước thất thu thuế, DN lao đao

Số liệu từ Tổng cục Hải quan công bố 5 tháng đầu năm nay, kim ngạch NK sắt thép các loại vào Việt Nam đạt 6,83 triệu tấn, trị giá 3,97 tỉ USD. Dù trị giá NK chung giảm 18,9% so với cùng kỳ năm trước nhưng trị giá sắt thép các loại NK từ Trung Quốc 5 tháng qua vẫn tăng 24% với trị giá 1,89 tỉ USD, NK từ thị trường Hàn Quốc đạt 492 triệu USD, tăng 32,5%...

Thế nhưng, con số thực tế có thể khác rất nhiều. Theo một chuyên gia kinh tế, năm 2016, số liệu công bố của Việt Nam kim ngạch NK từ Trung Quốc là 49,4 tỉ USD, nhưng số liệu của phía Trung Quốc thì xuất khẩu từ nước này vào Việt Nam đạt 66,5 tỉ USD. Như vậy một số liệu hàng hóa trị giá 17 tỉ USD đã được đưa vào thị trường Việt Nam theo những con đường “ngầm”, trong đó nhóm hàng kim loại sắt thép chiếm một tỷ trọng khá lớn. Đồng thời, thống kê NK trong vòng 5 năm qua của cơ quan hải quan cũng cho thấy số lần vi phạm trong NK kim loại sắt thép dẫn đầu với 83 lần, hóa chất là 37 lần, dệt may là 12 lần…

Để bảo vệ sản xuất trong nước, Việt Nam đã áp dụng thuế chống bán phá giá đối với các mặt hàng sắt thép NK vào Việt Nam như thép mạ, thép hình chữ H, phôi thép và thép dài, thép không gỉ cán nguội... Nhưng các biện pháp này hầu như không có tác dụng. Theo ông Nguyễn Văn Sưa, việc khai báo gian lận hay NK không qua con đường không chính ngạch làm méo mó cán cân cung cầu, méo mó thị trường thép nội địa. Bản thân nhiều DN thép trong nước phải cầm cự khó khăn khi đối đầu với sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc tràn vào.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long đánh giá việc gian lận thương mại khi NK khiến cho chính sách phòng vệ thương mại nhằm hỗ trợ ngành sản xuất trong nước bị phá sản. Ngoài việc ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất trong nước thì Chính phủ đã bị thất thu thuế trầm trọng. Đáng lo ngại, thép liên quan đến an toàn công trình xây dựng, tính mạng của người dân nên việc nhập lậu, gian lận nếu không kiểm soát chặt sẽ gây ra những hệ lụy lớn.

“Việc kiểm tra hàng hóa NK là trách nhiệm đầu tiên của cơ quan hải quan. Việc áp dụng chính sách hậu kiểm cũng là kẽ hở để tình trạng gian lận thương mại xảy ra. Vì vậy khi có phản ánh từ phía DN và hiệp hội, hải quan phải kiểm tra chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó, Việt Nam nên sớm ban hành bộ tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm sắt thép để kiểm soát chất lượng đồng nhất chung nhằm bảo vệ người dùng”, chuyên gia Ngô Trí Long chia sẻ thêm.

Siết chặt chất lượng thép NK vào Việt Nam

Theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31.12.2015 do Bộ Công thương, Bộ Khoa học - Công nghệ ban hành, thép NK phải qua 2 bước

kiểm tra, gồm: Bước 1 đánh giá sự phù hợp về chất lượng của thép do các tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định thực hiện. Bước 2, kiểm tra nhà nước về chất lượng do cơ quan kiểm tra nhà nước thực hiện. Cơ quan hải quan chỉ thông quan hàng hóa khi tổ chức, cá nhân NK cung cấp bản thông báo kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa NK đáp ứng yêu cầu chất lượng theo quy định. Riêng đối với các mặt hàng thép hợp kim có chứa nguyên tố Bo từ 0,0008% trở lên, thép hợp kim có chứa nguyên tố crom từ 0,3% trở lên, hoặc thép sản xuất que hàn, ngoài các chứng từ quy định về kiểm tra chất lượng nêu trên, DN NK thép phải bổ sung bản đăng ký mục tiêu, năng lực sản xuất có xác nhận của Bộ Công thương (trường hợp tổ chức, cá nhân NK thép đồng thời là người sử dụng thép) khi làm thủ tục NK.

 

Bình luận & chia sẻ
Đang tải bình luận,....
Đọc thêm
Thép dẹt
_   Giá thép cuộn cán nóng tiếp tục tăng lên mức giá chưa từng thấy trước đây tại thị trường Châu Âu, với các nhà máy trên khắp Châu lục không thể cung cấp đủ nguyên liệu cho các trung tâm dịch vụ và nhà phân phối, những người đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu của- người dùng, các nguồn cho biết.
Khi tình hình xấu đi, có nhiều nguồn tin đang tích cực hỏi về nhập khẩu, với mức giá từ 1,000-1,080 Euro/tấn FCA Antwerp đối với thép cuộn cán nguội và 840-870 Euro/tấn FCA Antwerp đối với HRC.
Một trung tâm dịch vụ của Đức cho biết giá HRC ở 850 Euro/tấn Ruhr sẽ là “cao cấp nhất” trong phạm vi giá và nói rằng AM đã có mặt trên thị trường. Không ai có thể đánh giá đúng tình hình lúc này. Khách hàng đang chấp nhận mức tăng 70 Euro/tấn qua một đêm.
Tại thị trường Ý, một nguồn tin của trung tâm dịch vụ đã phân vân về sự khác biệt giữa thị trường hiệu suất cao Mỹ và Châu Âu.
Tôi không hiểu tại sao giá ở Mỹ cao hơn 200 Euro/tấn mà vẫn duy trì, trong khi ở Châu Âu thì không thể,” nguồn tin cho biết. "Nhu cầu cuối cùng mạnh mẽ, vấn đề là không ai có sẵn một kg hàng trong kho." Nguồn tin tương tự cũng lưu ý rằng tồn kho của trung tâm dịch vụ hiện chỉ còn giá trị trong hai tháng, so với bốn tháng gần một năm trước và nói thêm rằng có rất ít khả năng đàm phán giá với các nhà máy.
Về phía người mua, nguồn tin cho biết những người mua tuyệt vọng hiện đang cố gắng chuyển sang các sản phẩm khác ít nhu cầu hơn để đáp ứng các đơn đặt hàng của khách hàng.
Giá HRC Châu Âu hiện đã vượt mức kỷ lục năm 2008, chủ yếu xoay quanh vấn đề thiếu cung và khả năng còn thiếu hụt nữa trước các bất ổn dịch covid 19 khiến nhiều khu vực áp đặt lệnh giới nghiêm như Ý, Đức. Điều này sẽ còn giữ giá ở mức cao, tầm  gần 900 Euro/tấn Ruhr tới gần cuối Q2, song có thể điều chỉnh giảm lại xuống dưới 800 Euro/tấn qua tháng 7 khi vấn đề thắt chặt nguồn cung giảm bớt, hàng nhập khẩu tăng cường.
_   Giá thép cuộn cán nóng của Mỹ vẫn tăng và người mua tiếp tục báo cáo các lựa chọn nguồn cung hạn chế. Chỉ số HRC hàng ngày không đổi ở mức 1,342.50 USD/tấn.
Người mua trong nước không thành công trong việc nhận được bất kỳ sản phẩm sẵn có nào từ các nhà cung cấp và một nhà sản xuất thép dự kiến ​​sẽ mở đơn hàng tháng 5 vào tuần bắt đầu từ ngày 5/4 nhưng nhà máy đã thông báo về việc không có HRC trong tháng. Với việc thiếu các lựa chọn từ các nhà cung cấp trong nước, người mua điều hướng các lựa chọn của mình trên thị trường nhập khẩu và trích dẫn một chào bán ở mức 1,1170 USD/tấn DDP Houston từ Thổ Nhĩ Kỳ với thời gian đến vào cuối tháng 6.
Các chào bán ở mức 1,360 USD/tấn từ hai nhà máy riêng biệt của Canada với thời gian sản xuất vào tháng 8.
Giá sẽ tiếp tục tăng mạnh vào mùa hè vì không có biện pháp khắc phục tình trạng chặt chẽ trong ngắn hạn. Bão mùa đông và covid sẽ còn gây khó khăn hơn cho sản xuất, đẩy giá tăng thêm 50 USD/tấn lên mức đỉnh 1,400 USD/tấn có thể duy trì tới gần hè. Sau tháng 7, nguồn cung phục hồi nhẹ cộng với phế giảm giá sẽ kéo giá về xuống gần 1,000 USD/tấn.
_ Các nhà máy Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng giá chào bán thép cuộn cán nóng của họ thêm vào ngày 26/3 và bắt đầu cung cấp HRC cho thị trường nội địa ở mức 900-930 USD/tấn xuất xưởng cho sản lượng tháng 7 và 890-910 USD/tấn FOB cho xuất khẩu, tùy thuộc vào nhà sản xuất và trọng tải. Việc tăng giá liên tục trong khu vực EU đã hỗ trợ báo giá của các nhà máy.
Chào giá nhập khẩu cũng tăng, với giá chào từ Nga ở mức cao 870-880 USD/tấn CFR.
Dự kiến giá HRC sẽ tăng hơn nữa trên toàn cầu trong những tuần tới, với sự hỗ trợ của việc loại bỏ hoàn thuế xuất khẩu ở Trung Quốc.
Một nhà sản xuất thép mạ khác cũng nói ngày 26/3 rằng giá chào bán của họ vẫn ổn định trong bối cảnh chi phí HRC liên tục tăng. Ông nói: “Nhu cầu trong nước chậm lại, nhưng nhu cầu xuất khẩu vẫn ổn,” ông nói và lưu ý rằng họ đã bán một số lượng tốt cho các thị trường xuất khẩu trong những tuần gần đây.
Nhấn mạnh rằng đồng lira giảm giá mạnh đã ảnh hưởng đến thị trường trong nước, một giám đốc trung tâm dịch vụ nói ngày 26/ 3 rằng thị trường nội địa hầu như đứng yên trong suốt tuần.
Ông lưu ý: “Với việc các nhà máy liên tục tăng giá khiến chi phí dự trữ của chúng tôi đang tăng mạnh, trong khi chúng tôi đang đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng trong việc phản ánh những mức tăng này cho khách hàng của mình.”
Việc ngừng bảo trì theo kế hoạch vào tháng 5 của một số nhà sản xuất Thổ Nhĩ Kỳ cũng có thể tiếp tục hỗ trợ việc định giá HRC. Giá đang tăng trưởng theo xu hướng tăng giá của Trung Quốc và Châu Âu và sẽ giữ ở mức cao gần 900 USD/tấn FOB trước khi điều chỉnh lại vào hè xuống 710-720 USD/tấn FOB khi phế giảm, lễ Ramadan làm chậm nhu cầu.
Thép dài
_Giá thép cây của Mỹ đi ngang vào ngày 26/3 trong bối cảnh thị trường có tâm lý trái chiều trước đợt mua phế liệu tháng 4.
 “Ở một số khu vực, nhu cầu vẫn lớn hơn cung,” một nhà phân phối ở Midwest cho biết. Ông đã thấy giá trị có thể giao dịch ở mức 800-820 USD/tấn đối với thị trường Mỹ. Tuy nhiên, các nguồn thị trường khác bày tỏ nghi ngờ về việc tiếp tục định giá ổn định, lưu ý rằng lượng hàng tồn đọng thấp hơn và một số nhà máy đã giảm giá ở một số khu vực nhất định.
Giá phế tháng 4 dự kiến suy yếu nhẹ song điều này sẽ không ảnh hưởng tới đà tăng giá thép cây Mỹ vì chi phí vận chuyển tăng và nguồn cung hạn chế. Các nhà máy có thể sẽ thông báo tăng thêm 20-30 USD/tấn trong tháng 4 lên 850-870 USD/tấn trước khi hàng nhâp khẩu cập cảng tháng 5 gây áp lực kéo giá giảm lại dưới 800 USD/tấn.
_    Giá thép cây xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ không đổi do một số nhà máy giữ nguyên mức khả thi, trong khi các nhà máy khác tăng giá chào bán sau đợt bán khối lượng lớn gần đây sang Châu Á,.
Nguồn tin từ nhà máy trích dẫn giá trị có thể giao dịch chỉ định cho 10,000 tấn vào ngày 30/3 là 615-620 USD/tấn FOB, trong khi một đại lý Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho biết 615-620 USD/tấn FOB là khả thi đối với 10,000 tấn, nói thêm rằng giá chào ở mức 630 USD/tấn FOB và cao hơn. Một nguồn tin EU trích dẫn giá trị có thể giao dịch chỉ định cho 10,000 tấn là 615 USD/tấn FOB, trong khi một thương nhân khác cho biết trên 620 USD/tấn FOB Thổ Nhĩ Kỳ là khả thi.
Sau một số đợt bán hàng với khối lượng lớn sang Châu Á, một số nhà máy của Marmara đã tăng giá chào hàng lên tới 640 USD/tấn FOB, nhưng các nhà máy khác, những người vẫn còn một số lô hàng trong tháng 5, được cho là có thể thực hiện được từ 615-620 USD/tấn FOB.
Một nhà máy Izmir cũng được cho là đang đàm phán về việc vận chuyển 50,000 tấn hàng hóa vào Hồng Kông và Singapore, với mức chào bán 675 USD/tấn trọng lượng lý thuyết CFR, bao gồm một phần đáng kể vật liệu 40 mm.
Việc tăng lãi suất hiện tại được cho là sẽ gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế và sẽ không tốt cho lĩnh vực xây dựng. Giá cũng đang chịu áp lực từ giá phế giảm và tiêu thụ chậm, song được hỗ trợ từ doanh số bán vào Châu Á khi Trung Quốc ngưng bán vì thiếu rõ ràng từ chính sách hoàn thuế. Dự báo giá Trung Quốc tăng sẽ tiếp tục hỗ trợ các nhà máy bán vào Châu Á, song tiêu thụ chậm lại khi vào lễ Ramadan kéo giá xuống 560-580 USD/tấn vào tháng 5.
_ Sau khi giảm khoảng 21% trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến đầu tháng 3, giá thép cây trên thị trường nội địa Nga đã tăng do nhu cầu tăng theo mùa. Chào giá từ các nhà sản xuất trong nước đều trên 50,000 Rub/tấn (656 USD/tấn) CPT Moscow bao gồm 20% VAT. Một nhà sản xuất đã thông báo một đợt tăng giá khác, lên 54,000 Rub/tấn (708 USD/tấn) vào ngày 25/3.
Giá chào mới nhất vẫn cao hơn đáng kể so với đỉnh giá khoảng 62,000 Rub/tấn (818 USD/tấn) vào tháng 1. Sau đó, thị trường quay đầu giảm xuống mức đáy khoảng 49,000 Rub/tấn (657 USD/tấn) CPT Moscow vào cuối tháng 2.
Thị trường cải thiện theo mùa đối với các dự án xây dựng trong quý II. Một số nhà cung cấp thép cây ở thị trường Moscow sẽ ngừng sản xuất để bảo trì, điều này sẽ làm mất đi một số khối lượng thép trên thị trường. Những yếu tố này sẽ hỗ trợ giá phục hồi lên 700 USD/tấn vào 2 tháng tới.
Phế
Giá phế liệu nhập của Thổ Nhĩ Kỳ không đổi trong bối cảnh đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ biến động mạnh.
Tuy nhiên, giá thu gom của Benelux đối với vật liệu HMS đã được nghe thấy vào khoảng 315 Euro/tấn giao tới bến, với một số nhà xuất khẩu sẵn sàng trả tới 320 Euro/tấn.
Nguồn tin từ nhà máy Thổ Nhĩ Kỳ trích dẫn giá trị có thể giao dịch chỉ định cho HMS 1/2 (80:20) cao cấp ở mức 420-425 USD/tấn CFR. Nguồn tin từ nhà máy cũng trích dẫn kỳ vọng giá tái chế đối với HMS 1/2 (80:20) cao cấp trong thời gian tới ở mức tối đa 440 USD/tấn CFR.
Các chào giá chỉ định cho HMS 1/2 (80:20) xuất xứ Baltic và EU ở mức 430-435 USD/tấn CFR.
Chênh lệch hàng ngày giữa thép cây xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ và phế liệu nhập khẩu được đánh giá ở mức 196 USD/tấn vào ngày 30/3, không thay đổi so với ngày trước. Hiện người bán đang chờ đợi xem diễn biến giá thép tháng 4 để có quyết định chào bán. Giá đang áp lực do sự suy yếu của thép cây và nhu cầu chậm. Giá tháng 4-tháng 5 dự báo giảm về 400-405 USD/tấn CFR khi vào mùa lễ Ramadan.