Kết quả kinh doanh ngành thép và nghịch lý của "ông lớn"
Từ đầu năm 2016 đến nay, thị trường thép và vật liệu xây dựng nói chung trong nước đón nhận khá nhiêu thông tin tích cực. Ngoài các thông tin về việc Bộ Công Thương ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với phôi thép và thị trường xây dựng đang trên đà phát triển, thì thời gian vừa qua, nhiều chủ đầu tư đang “chạy tiến độ” một số dự án thuộc gói cho vay 30.000 tỷ đồng cũng là một nhân tố thúc đẩy giá thép trong nước tăng mạnh.
Quý 1 vừa qua, nhiều doanh nghiệp ngành thép đã báo lãi lớn sau một thời gian trầm lắng và cả thua lỗ. Tisco (TIS) – một doanh nghiệp đầu ngành trong ngành thép đã báo lãi 60 tỷ đồng sau 2 năm thua lỗ. Lãnh đạo doanh nghiệp cho biết, để đối phó với tình trạng cạnh tranh gay gắt từ nguồn hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc, các nhà máy đã giảm nhịp độ sản xuất, giảm sản xuất phôi thép xây dựng và tăng cường nhập phôi giá thấp, để Nhà máy Luyện thép Lưu Xá tập trung sản xuất phôi théo chống lò.
Doanh thu quý 1/2015 và quý 1/2016 các doanh nghiệp
Cũng như Tisco, Thép Việt Ý (VIS) mới đây cùng công bố kết quả kinh doanh quý 1 với mức lợi nhuận sau thuế gần 22 tỷ đồng, mức cao nhất trong vòng 18 quý trở lại đây và tăng mạnh so với con số lỗ gần 40 tỷ đồng cùng kỳ năm 2015. Nguyên nhân, phía công ty cũng cho rằng do thị trường BĐS trong nước đang giữ đà tăng trưởng, chính sách áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với phôi thép và thép dài đã giúp giá thép trong nước trở về đúng giá trị thực.
Kết quả kinh doanh quý 1/2016 của Thép Nam Kim (NKG) cũng tăng trưởng mạnh khi doanh thu đạt gần 1.800 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế cả quý đạt gần 66 tỷ đồng, gấp 3,2 lần cũng kỳ năm 2015. Thép Pomina (POM) quý 1 lãi ròng hơn 30 tỷ đồng trong khi cùng kỹ lỗ gần 34 tỷ đồng. Con số lãi riêng quý 1/2016 còn cao hơn cả mức lãi của cả năm 2015.
Lợi nhuận sau thuế quý 1/2015 và quý 1/2016 các doanh nghiệp
Trong khí đó, doanh thu của Thép Tiến Lên (TLH) đạt 1.008 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế cả quý ở mức gần 106 tỷ đồng, tăng đột biến so với còn số lãi chưa đến 3 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
Các doanh nghiệp thép khác như Thép Thủ Đức (TDS), Thép Vicasa Biên Hòa (VCA) đều có lãi tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, Thép Đà Nẵng (DNS) báo lãi gần 2 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ trên 17 tỷ đồng.
Quý 1 năm nay chưa có doanh nghiệp thép nào báo lỗ. Chưa tính các doanh nghiệp cũng trong ngành thép những còn kinh doanh đa ngành như Thép Hòa Phát, thì các doanh nghiệp đơn thuần về thép đều có kết quả kinh doanh rất tốt trong quý 1 năm nay.
Mới đây nhất, Tổng công ty Thép Việt Nam (VnSteel -TVN) cũng đã có báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2016. Nhìn lại kết quả kinh doanh của VnSteel, với doanh thu hợp nhất 4.330 tỷ đồng nhưng báo lãi vỏn vẹn chưa đến 12 tỷ đồng. Riêng công ty mẹ báo lãi 5,2 tỷ đồng. Đây có thể được xem là con số khả quan so với quý 4 năm ngoái khi VnSteel lỗ hơn 90 tỷ đồng, nhưng xét về quy mô đơn vị, thì con số lãi này cần xem xét lại.
So sánh tỷ lệ doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp thép
Tại thời điểm lập báo cáo tài chính, VnSteel có 12 công ty con được hợp nhất và có 34 công ty liên kết quan trọng được phản ánh trong BCTC hợp nhất theo phương pháp vốn chủ sở hữu.
Điểm danh qua, các công ty con của VnSteel có công bố kết quả kinh doanh, có thể thấy, các doanh nghiệp thép này đều có lãi như CTCP Kim khí Tp HCM (HMC) quý 1 lãi 10,6 tỷ đồng; CTCP Kim khí Miền Trung (KMT) quý 1 lãi 3,2 tỷ; Thép Biên Hòa – Viacsa báo lãi 4,1 tỷ đồng; Thép Thủ Đức (TDS) quý 1 lãi 5,88 tỷ…Kế cả các công ty liên kết trong ngành thép có công bố kết quả kinh doanh đều thấy có lãi. Tuy nhiên, trên BCTC hợp nhất của VnSteel, có ghi nhận khoản lỗ từ các công ty con/công ty liên kết gần 151 tỷ đồng.
Nhìn qua sơ đồ có thể thấy, Quý 1 năm nay, VnSteel có doanh thu lớn nhất so với mấy doanh nghiệp trong ngành, tuy nhiên lợi nhuận mang về chưa tương xứng. Thép Tiến Lên là doanh nghiệp báo lãi lớn nhất trên 100 tỷ đồng trong khi doanh thu của doanh nghiệp này chỉ xếp thứ 5 sau VnSteel, Tisco, Pomina và Nam Kim.
Lợi nhuận quý 1 của "ông lớn" VnSteel còn thấp hơn cả Tisco, Pomina, Nam Kim, Tiến Lên hay cả Việt Ý, trong khi doanh thu của "ông lớn" này lại được xếp hàng đầu trong Top các doanh nghiệp này. Nhìn ngược lại quý 1 năm ngoái, khi nhiều doanh nghiệp thép báo lỗ thì VnSteel cũng "đi đầu" trong việc báo lỗ.