Tại cuộc họp của Hiệp hội sắt thép Đông Á (SEASI) ở Singapore trong tháng 5, nhu cầu tiêu thụ thép của khu vực dự báo đạt mức 90 triệu tấn vào năm 2019, tăng từ mức 80 triệu tấn năm nay.
Trong đó, gã khổng lồ Trung Quốc vận động ngược chiều từ mức 660 triệu tấn năm 2017 xuống còn 595 triệu tấn trong năm 2020. Tăng trưởng tiêu thụ thép của khu vực Đông Nam Á chủ yếu do Việt Nam, với tiêu thụ dự báo ở mức 314 kg/người vào năm 2019, so với mức 131 kg/người năm 2013. Khu vực ASEAN ghi nhận những nền kinh tế có nhu cầu tiêu thụ tăng nhanh nhất trong năm 2016 là Philippines, Vietnam, Indonesia và Malaysia.Các nước ASEAN vào hàng nhập khẩu, tăng 10% năm ngoái lên 53.6 triệu tấn so với sản lượng sản xuất được tăng 13% lên 32.3 triệu tấn.
Trong Q1 năm nay, khu vực ASEAN tiêu thụ 41% sản lượng thép xuất khẩu Trung Quốc, từ mức 37% năm 2016, gấp đôi sản lượng cách đây 6 năm. Tiêu thụ tại Đông Nam Á tăng 12% trong anwm 2015, lên 77.3 triệu tấn vào năm 2016. Trong tháng 5, các nhà máy tích hợp của tập đoàn Formosa ở Hà Tĩnh cũng đã bắt đầu vận hành lò cao đầu tiên trở lại. Dự án này dự báo sẽ xoay chuyển tình hình khu vực do sản lượng thép sẽ thay thế thép nhập khẩu từ Trung Quốc, và cũng cạnh tranh với Trung Quốc ở các thị trường ASEAN khác. Việt Nam là thị trường lớn thứ hai của Trung Quốc sau Hàn Quốc, tiêu thụ 1 triệu tấn thép Trung Quốc/tháng trong năm 2015 và 2016. Nếu Trung Quốc không giảm công suất và buộc phải chuyển lượng thép dư thừa vào thị trường chậm chạp trong nước thì điều này sẽ ảnh hưởng mạnh tới giá thép khu vực và cả thế giới. Sự cạnh tranh gay gắt từ Formosa có thể là đối thủ chính đối với xuất khẩu thép Trung Quốc hơn là các biện pháp chống bán phá giá.
Cùng với Formosa, các công ty khác của Việt Nam như Hòa Phát, Hoa Sen cũng có tham vọng nâng cao công suất, với công suất kết hợp có thể tăng thêm 30-40 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ khu vực vẫn vượt khả năng sản xuất của nó.
Trong khi đó, các nhà máy thép Ấn Độ đang thận trọng ước tính doanh số bán ra trong năm tài chính mới kết thúc vào tháng 3/2018 do nhu cầu tiêu thụ từ các ngành xây dựng, sản xuất, cơ sở hạ tầng trong nước trì trệ. Sự chậm chạp vẫn tiếp diễn bất chấp những lời hùng biện hùng hồn “ Sản xuất tại Ấn Độ”. Công ty tư nhân JSW Steel có thể tăng doanh số lên 4.9% so với cùng kỳ năm ngoái trong năm tài chính hiện tại, so với mức tăng trưởng 22% của năm ngoái. Với công suất mới được lắp đặt trong khi tiêu thụ thấp, cho thấy các nhà máy Ấn Độ buộc phải xuất khẩu. Xuất khẩu của JSW gấp đôi năm ngoái trong khi Jindal Steel & Power Limited tăng gấp bốn lần.
Nhiều sự cạnh tranh gây áp lực cho giá thép toàn cầu.