14/04/2017 Bức tranh ngành thép giảm bớt “màu hồng”

Dù thị trường thép năm 2017 được dự báo sẽ tăng trưởng khoảng 12%, nhưng hầu hết doanh nghiệp ngành này đều đưa ra mục tiêu doanh thu, lợi nhuận rất khiêm tốn. Ngay cả tập đoàn thép số 1 Việt Nam là Hòa Phát cũng đặt kế hoạch lợi nhuận giảm 10%. Liệu các doanh nghiệp quá thận trọng hay bức tranh tăng trưởng ngành thép đã không còn “màu hồng”?

Nhiều quốc gia tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại, khiến hoạt động xuất khẩu thép gặp nhiều khó khăn hơn

Tự dự báo tăng trưởng thụt lùi

Năm 2017, nhiều doanh nghiệp ngành thép đưa ra kế hoạch có phần “bi quan”, tự dự báo tăng trưởng thụt lùi. Trong đó, Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại SMC và Công ty cổ phần Tập đoàn Thép Tiến Lên (TLH) cùng đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế năm 2017 giảm một nửa so với thực hiện năm ngoái.

Cụ thể, SMC đưa ra kế hoạch tổng sản lượng tiêu thụ tương đương năm trước ở mức 1.050.000 tấn, trong đó, thép xây dựng là 570.000 tấn, thép tấm lá mạ 380.000 tấn, thép ống hàn 25.000 tấn và thép khác 75.000 tấn. Tổng doanh thu bán hàng 10.550 tỷ đồng, tăng trưởng 11% và lãi sau thuế 150 tỷ đồng, bằng 41% thực hiện năm 2016.

Đáng chú ý, riêng quý I năm nay, Công ty đã đạt lợi nhuận 105 tỷ đồng, bằng 70% kế hoạch đưa ra. Tuy nhiên, tại Đại hội đồng cổ đông SMC diễn ra ngày 1/4, doanh nghiệp này vẫn giữ nguyên kế hoạch, không điều chỉnh tăng thêm mục tiêu lợi nhuận.

Tương tự SMC, Tập đoàn Thép Tiến Lên đề ra kế hoạch tổng doanh thu đạt 4.500 tỷ đồng, tăng trưởng 11%, lợi nhuận sau thuế hơn 265 tỷ đồng, giảm 43% so với thực hiện năm 2016.

Ngay cả 2 “ông lớn” đứng đầu ngành thép và tôn mạ của thị trường Việt Nam cũng có những kế hoạch rất khiêm tốn. Theo đó, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đưa ra kế hoạch lợi nhuận giảm 10% so với thực hiện được năm 2016 và Tập đoàn Hoa Sen (HSG) chỉ “dám” đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận năm nay lần lượt là 29% và 10%.

Cụ thể, HPG đặt mục tiêu doanh thu cả năm 2017 đạt 40.000 tỷ đồng, tăng trưởng 20% so với năm 2016, lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 6.000 tỷ đồng, trong khi năm ngoái, doanh nghiệp này đạt lợi nhuận 6.600 tỷ đồng, cao nhất trong lịch sử và tăng 89% so với năm 2015.

Đối với HSG, Công ty đặt mục tiêu doanh thu và lãi ròng khá thận trọng, với con số lần lượt là 23.000 tỷ đồng và 1.600 tỷ đồng. Năm ngoái, Công ty tăng trưởng 25% doanh thu và 130% lợi nhuận sau thuế.

Bức tranh giảm “màu hồng”

Nếu như năm 2016, ngành thép đã có quãng thời gian “ngọt ngào” nhờ nhận được nhiều yếu tố hỗ trợ tích cực, thì sang năm 2017, bức tranh tràn ngập màu hồng đã có thêm mảng màu xám của khó khăn.

Lý giải về việc tại sao đưa ra con số lợi nhuận khiêm tốn và thận trọng, ông Nguyễn Ngọc Anh, Chủ tịch HĐQT SMC cho rằng, kết quả của quý I đạt được như trên là do lợi thế chuẩn bị hàng tồn kho giá hợp lý từ năm 2016.

Nhìn nhận về tương lai ngành thép năm 2017, Chủ tịch SMC đánh giá, lĩnh vực này sẽ gặp nhiều khó khăn bởi giá thép hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam khó nắm bắt và chủ động được về giá. Bên cạnh đó, giá thép có thể sẽ quay đầu đi xuống trong quý II năm nay, dự báo vào khoảng tháng 5, tháng 6.

“Hiện nay giá thép đang manh nha xu hướng giảm nên việc các doanh nghiệp đưa ra kế hoạch thận trọng là thỏa đáng”, ông Ngọc Anh nhấn mạnh.

Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch HĐQT TLH nhận định, lợi thế của Công ty trong năm nay là tận dụng nguồn hàng tồn kho giá rẻ để ghi nhận kết quả kinh doanh tốt hơn năm 2016.

Riêng quý I/2017, TLH ước đạt 1.300 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế đạt tối thiểu 100 tỷ đồng, bằng 40% kế hoạch cả năm đề ra. Tuy nhiên, TLH chủ yếu dựa vào nguồn hàng tồn kho, khi lợi thế này hết và giá thép trên thị trường thế giới quay đầu giảm, doanh nghiệp sẽ gặp phải nhiều khó khăn.

Trong khi đó, lý giải nguyên nhân đặt kế hoạch khiêm tốn trong năm 2017, đại diện Tập đoàn Hòa Phát cho rằng: “Công ty có truyền thống thận trọng, đưa ra kế hoạch phải sát thực tế và trong khả năng làm được”.

Việc Hòa Phát điều chỉnh kế hoạch doanh thu từ 38.000 tỷ đồng lên 40.000 tỷ đồng cũng xuất phát từ tình hình thị trường, khi kết quả bán hàng 2 tháng đầu năm khả quan hơn. Dự kiến, trong quý I/2017, Công ty đạt lợi nhuận 1.800 tỷ đồng, tương đương gần 30% kế hoạch cả năm.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Sưa, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng: “Việc hầu hết doanh nghiệp ngành thép đưa ra kế hoạch thận trọng năm 2017 là cần thiết”.

Theo đó, ngành thép đã có một năm 2016 viên mãn với kết quả kinh doanh tốt, thị trường phát triển thăng hoa nhờ được cộng hưởng bởi ba yếu tố là sự phát triển của kinh tế trong nước khiến nhu cầu thép gia tăng mạnh; thị trường thép thế giới phục hồi và việc Bộ Công thương áp thuế tự vệ đối với 2 sản phẩm phôi thép, thép cán dài.

Năm nay, thị trường vẫn có dư địa tăng trưởng khi ngành bất động sản được dự báo tiếp tục khởi sắc, vốn FDI rót vào khu vực này trong quý I tăng mạnh. Đặc biệt, chủ trương ưu tiên phát triển nhà cho người thu nhập thấp của Chính phủ thúc đẩy việc các chủ đầu tư tập trung xây dựng nhà giá rẻ, gia tăng nhu cầu với mặt hàng thép.

Tuy nhiên, đi kèm với đó là những rủi ro cho doanh nghiệp ngành này, bởi giá thép cùng giá các nguyên liệu như quặng sắt, thán cốc, thép cán nóng… diễn biến khó lường, không ổn định. Chưa kể, nhiều quốc gia tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại, khiến hoạt động xuất nhập khẩu mặt hàng thép gặp nhiều khó khăn hơn.

“Các nhân tố hỗ trợ tích cực, giúp thị trường thép phát triển vẫn còn nhưng không mạnh như năm ngoái, do đó, các doanh nghiệp ngành này có bước đi thận trọng hơn. Ngay cả Hiệp hội Thép Việt Nam cũng chỉ dự tính mức tăng trưởng 12% năm 2017, so với con số 17% năm ngoái”, ông Sưa cho biết.

Bên cạnh đó, một thách thức không nhỏ đối với các công ty thép là việc phải cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu xuất xứ từ Trung Quốc và một số quốc gia khác. Thực tế, thép Trung Quốc nhập vào Việt Nam không còn rẻ như trước, tuy nhiên, năm 2017, tình hình dư thừa sản phẩm thép tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn đáng báo động, do đó, đây vẫn là mối nguy cơ lớn đối với thị trường nội địa.

Chưa kể, một số quốc gia trên thế giới đang sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, áp thuế cao đối với thép xuất khẩu từ Việt Nam. Cụ thể, các nước Mỹ, Úc, Indonesia, Thái Lan, Malaysia đều đã sử dụng công cụ phòng vệ thương mại đối với sản phẩm tôn mạ kẽm, tôn phủ màu nhập khẩu từ nước ta. Theo lãnh đạo Hiệp hội Thép, các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp trong vụ việc này là Tôn Hoa Sen, Tôn Phương Nam, Thép Nam Kim, Tôn Đông Á.

Như vậy, áp lực từ bên ngoài, cộng với yếu tố giá có nhiều bất ổn, khiến doanh nghiệp thép Việt phải tính toán những bước đi thận trọng. Trong bối cảnh này, theo ông Sưa, “để lớn và mạnh hơn trên thị trường cạnh tranh khốc liệt, doanh nghiệp thép Việt Nam cần biết cách sử dụng công cụ phòng vệ thương mại một cách hiệu quả và tích cực”.

Bình luận & chia sẻ
Đang tải bình luận,....
Đọc thêm
Giá dầm H Đông Nam Á tăng tháng thứ 5 trong bối cảnh cơ hội trong nước tốt hơn
Các nguồn tin cho biết, giá nhập khẩu dầm hình H bản rộng vào tháng 3 vào Đông Nam Á tiếp tục cao hơn trong tháng thứ năm liên tiếp, khi người bán tăng kỳ vọng về giá với lý do cơ hội tốt hơn ở thị trường nội địa.
Đánh giá tháng 3 của dầm H bản rộng S275JR ở mức 770 USD/tấn CFR Đông Nam Á, tăng 20 USD/tấn so với tháng trước.
Một người mua đã mua dầm H xuất xứ từ Hàn Quốc với giá 760 USD/tấn CFR Singapore vào đầu tháng 3, tăng 10 USD/tấn so với giao dịch tháng trước.
Tuy nhiên, giá chào bán đã tăng lên 790 USD/tấn vào giữa tháng 3 và chỉ được chuyển sang chỉ báo vào cuối tháng khi các nhà xuất khẩu ở Hàn Quốc và Thái Lan cho rằng nhu cầu trong nước được cải thiện.
Chúng tôi đã mua một số nguyên liệu vào đầu tháng nhưng hiện các chào bán đã bị rút lại với người bán kỳ vọng cao hơn,” một nhà môi giới tại Singapore cho biết vào ngày 31/3. “Chúng tôi có thể cân nhắc lên đến 770 USD/tấn nếu một công ty đưa ra chào bán hôm nay.”
Trong khi đó, chào bán dầm H có xuất xứ từ Trung Quốc đã bị hạn chế trong bối cảnh suy đoán về việc giảm hoàn thuế xuất khẩu của Trung Quốc.
Tại Singapore, các hoạt động xây dựng được đánh giá là tốt với việc kho dự trữ nhận được các yêu cầu tích cực đối với thép xây dựng, tuy nhiên, một số không thể bán được do lượng cung cấp trong khu vực hạn chế.
Có nhu cầu từ các công trường xây dựng nhưng vấn đề là các nhà máy trong khu vực đang im hơi lặng tiếng,” nhà dự trữ cho biết. “Chúng tôi muốn tích trữ nếu giá đưa ra không quá cắt cổ.”

Dữ liệu cho thấy giá dầm hình H tại Đông Nam Á lần cuối đạt mức cao tương tự là 785 USD/tấn CFR vào tháng 6/2012.
Phôi thép Châu Á nhảy vọt, thép cây đi ngang trong bối cảnh giao dịch mới từ Qatar
Giá phôi ở Đông Nam Á kéo dài đà tăng vào ngày 31/ 3 khi những người mua trong khu vực mua một lô hàng Nga trong bối cảnh chào hàng ổn định, được hỗ trợ bởi nhu cầu từ Trung Quốc.
Trong khi đó, thép cây Châu Á đi ngang trong bối cảnh nhu cầu ổn định, với một giao dịch thép cây Qatar được đặt trước với điểm đến là Châu Á.
Đánh giá phôi giao ngay Đông Nam Á 5SP 130 mm ở mức trung bình 614 USD/tấn CFR Manila, tăng 7 USD/tấn so với ngày 30/3.
Tại Philippines, những người mua cần nguyên liệu đã phải trả tiền để đặt hàng mới sau hai tuần vắng bóng, trong khi một số người khác tỏ ra chán nản do tình hình tồi tệ hơn ở Manila.
Một hợp đồng phôi thép mới của Nga đã được ký kết ở mức khoảng 615 USD/tấn CFR tại Manila, một nguồn tin từ nhà máy Nga cho biết.
Một nguồn tin thị trường địa phương cho biết: “Họ không có lựa chọn nào về hàng hóa giá rẻ, với lý do giá chào ít nhất là 625 USD/tấn CFR Manila từ Việt Nam và Nga.”
Trong khi đó, một số nhà máy đã lên kế hoạch ngừng hoạt động kể từ ngày 1/ 4 do kỳ nghỉ lễ Phục sinh đang đến gần.
Trong khi đó, người mua Trung Quốc tiếp tục mua từ người bán Nga và Ấn Độ với mức giá khoảng 620 USD/tấn CFR Trung Quốc trong bối cảnh nhu cầu giao ngay trong nước ổn định, tăng 1-2 USD/tấn so với ngày trước.
Doanh số bán giao ngay cho người mua cuối cùng vẫn tăng mạnh ở miền bắc Trung Quốc do cắt giảm sản lượng ở Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, nhưng đã chậm lại ở miền đông Trung Quốc khi lượng phôi thép nhập khẩu đáng chú ý đến, một thương nhân miền đông Trung Quốc cho biết.
Phôi Tangshan Q235 được định giá ở mức 4,870 NDT/tấn (742 USD/tấn), không thay đổi so với ngày trước.
Khi giá tại miền Bắc Trung Quốc tăng mạnh 350 NDT/tấn kể từ ngày 22/3 và có khả năng đạt mức đỉnh trong ngắn hạn, những người tham gia thị trường đã đi ngang. “Một số người hy vọng giá sẽ tăng hơn nữa, trong khi những người khác không nghĩ như vậy,” một thương nhân miền Bắc Trung Quốc cho biết.
Giá chào từ Trung Đông và Nga giữ ổn định ở mức 620-627 USD/tấn CFR Trung Quốc, mức gần với hàng ASEAN có cùng chất lượng và lô hàng ở mức 630-635 USD/tấn CFR Trung Quốc. Hai bên tham gia thị trường cho biết mức chênh lệch hẹp giữa hàng hóa ASEAN và ngoài ASEAN từ 12- 13 USD/tấn xuống còn 5 - 8 USD/tấn do kỳ vọng rằng Trung Quốc sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu 2% đối với bán thành phẩm kể từ tháng 5.
Ngoài ra, giá thép cây tại Châu Á không đổi trong bối cảnh các chào bán mới đối với thép cây Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar trong bối cảnh nhu cầu ổn định tại các thị trường nội địa Hồng Kông, Singapore và Trung Quốc và một hợp đồng thép cây Qatar mới đã được kết thúc với điểm đến Châu Á.
 
Đánh giá thép cây BS500 đường kính 16-20 mm ở mức 679 USD/tấn FOB Trung Quốc trọng lượng thực tế, không thay đổi so với ngày trước. Đánh giá thép cây có đường kính 16-32 mm BS4449 Grade 500 ở mức 668 USD/tấn CFR Đông Nam Á, không thay đổi so với ngày trước.
Tại thị trường bán lẻ Bắc Kinh, thép cây HRB400 đường kính 18-25 mm được đánh giá ở mức 4,980 NDT/tấn (759 USD/tấn) trọng lượng thực tế xuất xưởng vào ngày 31/ 3, bao gồm 13% thuế giá trị gia tăng, không thay đổi so với ngày trước.
Một hợp đồng mới cho một tàu thép cây Qatar được bán trên cơ sở FOB với điểm đến là Hồng Kông hoặc Singapore, các nguồn thị trường cho biết lô hàng trong tháng 6, trong khi giá của thỏa thuận này chưa được xác nhận tại thời điểm công bố.
Tại Hồng Kông, các nguồn cung cấp thép cây Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận được ở mức 680 USD/tấn CFR Hồng Kông trọng lượng thực tế của lô hàng cuối tháng 5/tháng 6, các nguồn thị trường cho biết, không thay đổi so với ngày trước.
Tại Singapore, một nhà chế tạo cho biết chào mua thép cây Qatar ở mức 680 USD/tấn CFR trọng lượng lý thuyết của lô hàng tháng 6.

Người mua ở cả hai thành phố đều nhận thấy nhu cầu ổn định từ người dùng cuối, đồng thời lượng hàng tồn kho cũng nhiều nên chưa vội mua.
HRC, tấm dày Châu Á tăng trong bối cảnh thị trường Trung Quốc tăng mạnh
Giá HRC châu Á kéo dài đà tăng vào ngày 31/3, với những người tham gia thị trường giữ cách tiếp cận chờ đợi trước khi công bố chính sách hoàn thuế xuất khẩu ở Trung Quốc.
Đánh giá HRC SS400 dày 3 mm ở mức 767 USD/tấn FOB Trung Quốc, không thay đổi so với ngày trước. Trên cơ sở CFR Đông Nam Á, cùng loại thép cuộn được đánh giá ở mức 767 USD/tấn, không thay đổi so với ngày trước.
Những người tham gia thị trường đang thảo luận về khả năng loại bỏ hoàn thuế xuất khẩu cho HRC ở Trung Quốc, điều này khiến cả người mua và người bán đều thận trọng.
Một thương nhân Trung Quốc cho biết: “Hầu hết mọi người thích chờ đợi ngay bây giờ, vì thông báo dự kiến ​​sẽ được công bố trong ngắn hạn”.
Chúng tôi đã nghe tin đồn rằng khoản hoàn thuế sẽ bị loại bỏ và khá lo lắng cho các hợp đồng hiện có,” một nguồn tin từ nhà máy Trung Quốc cho biết.
Đánh giá HRC SAE1006 ở mức 796 USD/tấn FOB Trung Quốc, tăng 5 USD/tấn so với ngày trước. Trên cơ sở CFR Đông Nam Á, cùng loại thép cuộn được đánh giá ở mức 803 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn so với ngày trước.
Tại Việt Nam, hoạt động này bị tạm dừng do người mua đang chờ việc giảm hoàn thuế xuất khẩu ở Trung Quốc và người bán không muốn cung cấp bất kỳ chào bán nào vào lúc này. Một số nguồn tin thị trường cho biết chỉ báo mua tăng cao hơn lên 800-805 USD/tấn CFR, do dấu hiệu bán ra đã tăng đối với nguyên liệu của Ấn Độ và giá chào mua của Trung Quốc cao hơn do khả năng cắt giảm hoàn thuế.
Một thương nhân Việt Nam cho biết: “Thật khó để tìm được mức chào giá thấp hơn cho SAE1006,” trích dẫn mức chào bán cho SAE Ấn Độ trong tuần này là 830-845 USD/tấn CFR.”
Người dùng cuối không thể chấp nhận mức chào bán Ấn Độ. Nếu người mua nào có nhu cầu thì phải mua, nhưng những người khác sẽ chờ mua từ FHS hoặc Hòa Phát ”, một thương nhân thứ hai cho biết.
Tại Thượng Hải, giá HRC Q235 5.5 mm giao ngay được đánh giá ở mức 5,325 NDT/tấn (813 USD/tấn) xuất xưởng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, giảm 5 NDT/tấn so với ngày trước.
Trên Sàn giao dịch Kỳ hạn Thượng Hải, hợp đồng giao tháng 5 chốt ở mức 5,383 NDT/tấn, tăng 11 NDT/tấn, tương đương 0.2% so với cùng kỳ. Như vậy, hợp đồng này đã tăng trong 4 ngày liên tiếp với tổng mức tăng là 253 NDT/tấn và đạt mức cao mới kể từ khi hợp đồng ra mắt vào năm 2014.
Đánh giá hàng tuần tấm dày 12-25 mm loại Q235/SS400, hoặc loại tương đương, ở mức 750 USD/tấn CFR Đông Á, tăng 20 USD/tấn so với tuần trước.
Một nhà máy ở phía đông Trung Quốc chào giá 750 USD/tấn FOB và cần người mua trang trải 100% chi phí bổ sung trong trường hợp cắt giảm khoản hoàn thuế xuất khẩu, hầu hết các nhà máy khác chờ đợi ở bên lề.
Đánh giá tấm dày Q235 12-20 mm ở mức 740 USD/tấn FOB Trung Quốc vào ngày 31/3, tăng 65 USD/tấn so với tháng trước.


Giá trong nước của nguyên liệu cùng loại được đánh giá ở mức 5,300 NDT/tấn xuất xưởng tại Thượng Hải, bao gồm thuế giá trị gia tăng, tăng 420 NDT/tấn so với tháng trước.
Giá thép dây Trung Quốc tăng tuần thứ 8 liên tiếp, các nhà máy ngừng báo giá
Giá thép dây Châu Á tăng trên thị trường giao ngay và kỳ hạn Trung Quốc. Các nhà máy đã ngừng báo giá do không chắc chắn về những thay đổi về việc giảm hoàn thuế xuất khẩu của Trung Quốc.
Tại thị trường Thượng Hải, thép dây Q195 6.5 mm giao ngay được đánh giá ở mức 5,020 NDT/tấn (764 USD/tấn) xuất xưởng, bao gồm 13% thuế giá trị gia tăng, tăng 200 NDT/tấn so với tuần trước.
Đánh giá thép dây dạng lưới 6.5 mm SAE1008 ở mức 740 USD/tấn FOB Trung Quốc vào ngày 31/3, tăng 10 USD/tấn so với tuần trước.
Hầu hết các nhà máy xuất khẩu thép dây chính ở đông bắc và đông Trung Quốc đã ngừng báo giá trong tuần thứ hai liên tiếp do khả năng thay đổi về việc giảm hoàn thuế xuất khẩu. Các nguồn tin nhà máy cho biết họ hiện đang chờ đợi thông báo mới trong khi hiện tại vẫn chưa có thêm thông tin cập nhật nào.
Tin đồn không chính thức trên thị trường về những thay đổi của việc giảm hoàn thuế xuất khẩu ở Trung Quốc có thể sẽ bắt đầu vào tháng 4.
Một thương nhân cho biết: “Các hợp đồng đã bị đóng băng liên quan đến việc nhập khẩu thép dây của Trung Quốc vào thị trường Hàn Quốc.”
Chính phủ Trung Quốc đang ép buộc kế hoạch cắt giảm của họ dẫn đến sản lượng giảm nghiêm trọng và vì vấn đề chính sách giảm thuế, người mua đang giữ vững lập trường và quan sát lập trường,” nguồn tin nói thêm.
Một nhà máy đã chào bán các sản phẩm thép khác ngày hôm qua mà không có thép dây,” một người mua thép dây cho biết, đồng thời cho biết thêm rằng chào bán đó kèm với điều kiện người mua sẽ chịu 100% giá khi xảy ra thay đổi chính sách hoàn thuế.
Hợp đồng thép cây giao tháng 5/2021 trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải chốt ở mức 4,935 NDT/tấn (751 USD/tấn) vào ngày 31/3, tăng 119 NDT/tấn so với tuần trước.