Ngày làm việc đầu tiên tại hội nghị của Viện Sắt thép Đông Nam Á (SEAISI) tại thủ đô Việt Hà Nội đã bất ngờ bị chi phối bởi các vấn đề về nhập khẩu thép của Trung Quốc cũng như rất nhiều các biện pháp thương mại được đưa ra trong khu vực để cố gắng đẩy lùi thép nhập khẩu Trung Quốc.
TTK SEAISI, Tan Ah Yong, nói rằng vấn đề nhập khẩu sẽ vẫn tiếp tục cho đến khi chính phủ Trung Quốc "làm tốt ý định" cắt giảm công suất thép dư thừa. Trong khi đó, SEAISI và các nước thành viên sẽ cố gắng và gây áp lực lên Trung Quốc - mặc dù các cuộc họp với Hiệp hội Sắt Thép Trung Quốc và Ủy ban Hỗn hợp ASEAN-FTA dường như vẫn chưa đạt được kết quả gì.
Bất chấp một số vụ kiện thương mại chống lại Trung Quốc được nộp đơn bởi Indonesia, Thái Lan, Việt Nam và Malaysia, các nước ASEAN đã không thể "ngăn chặn làn sóng" nhập khẩu từ Trung Quốc đã tăng 33% so với cùng kỳ năm trước trong năm 2015. Hơn nữa, mức xuất khẩu cao của Trung quốc đã gây ra một hiệu ứng domino không lành mạnh cho thấy các nước ASEAN cũng có liên quan đến các vụ kiện thương mại này.
"Đối với mỗi một vụ kiện đưa ra bởi Malaysia, có ba vụ kiện được đưa ra chống lại chúng tôi, có nghĩa là các nhà máy thép của chúng tôi đang dành tất cả thời gian để tự bảo vệ mình thay vì tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi", một quan chức của Liên đoàn Sắt Thép Malaysia nói.
Khu vực ASEAN tiêu thụ 35,41 triệu tấn thép dài trong năm 2015, tăng 10,3% so với năm trước đó, trong đó có 15,7 triệu tấn thép nhập khẩu, báo cáo khu vực của SEAISI cho thấy. Đối với thép dẹt, khu vực này tiêu thụ 33,84 triệu tấn trong năm 2015, tương tự năm trước đó, hầu hết trong số đó là thép nhập khẩu.
Tiêu thụ thép thực tế của khu vực này trong năm 2015 tăng 5% so với năm 2014 lên mức 69,2 triệu tấn. Việt Nam là "điểm nóng" của khu vực ASEAN, với mức tiêu thụ thép tăng 26,5% lên mức 18,2 triệu tấn trong năm ngoái. Đó cũng là lý do khiến cho hội nghị SEASI lần nay thu hút đến một con số kỉ lục hơn 600 đại biểu tham gia.
Tiêu thụ thép ở Philippines đã tăng 19,6% lên mức 8,75 triệu tấn, trong khi nhu cầu thép của Malaysia vẫn duy trì ổn định. Thái Lan và Indonesia là hai quốc gia thất vọng lớn trong khu vực, với tốc độ tăng trưởng 3,6% còn 16,7 triệu tấn và 12% còn 11,4 triệu tấn tương ứng, theo báo cáo của SEAISI.