Các quốc gia khác trong ngành thép toàn cầu- không chỉ Trung Quốc- cần phải cắt giảm hoạt động của họ để giúp giảm bớt công suất dư thừa trong ngành này trên toàn thế giới, Liu Zhenjiang, Tổng thư ký CISA phát biểu tại một diễn đàn ở Singapore hôm thứ Năm.
Phát biểu trước các đại biểu tại Diễn đàn Quặng sắt được tổ chức ở Singapore, ông Liu nhắc lại rằng tình trạng thừa cung là một vấn đề không chỉ Trung Quốc đang phải giải quyết. “Các nước khác cũng nên góp phần cắt giảm công suất”.
Ông Liu lập luận rằng dư cung bắt đầu ở những nước phát triển chứ không phải ở Trung Quốc. “Những nước phát triển đã mất 20-30 năm để thực hiện một số thành tựu và thu thập một số kinh nghiệm, nhưng nhiệm vụ của họ đã được hoàn thành quá xa. Họ không thể chỉ đứng sang một bên và nhìn Trung Quốc hành động một mình”, ông nói thêm chi tiết.
Ông cũng không đồng tình với những nhà sản xuất mà tán thành xung đột thương mại và bảo hộ thương mại như là cách để tự bảo vệ mình. “Trong vài năm qua, số vụ kiện thương mại ngành thép đã và đang tăng lên, bảo hộ thương mại cũng ngày càng xấu đi”. Điều này chắc chắn sẽ đi ngược lại sự cạnh tranh công bằng trên thị trường thép toàn cầu và gây nguy hiểm cho nền kinh tế thế giới.
Gần đây nhất là ngày 17/5 , thách thức mới nhất với thép Trung Quốc là Bộ Thương mại Hoa Kỳ yêu cầu áp thuế chống bán phá giá và trợ cấp lên tổng cộng 533.23% cho CRC nước này.
Nhiều sản phẩm thép Trung Quốc trong đó có thép dài và dẹt, đã bị áp thuế ở nhiều nước trong đó có Châu Âu, Mỹ, Brazil, Australia và nhiều nước ở Châu Á.
Một số nguồn tin thị trường thép Trung Quốc đứng về phía ông Liu và tranh luận rằng sỡ dĩ nước này có khối lượng thép xuất khẩu cao như hiện nay là do các doanh nghiệp ở nước xuất đến thiếu tính cạnh tranh hơn là vì các doanh nghiệp Trung Quốc bán phá giá dưới mức chi phí sản xuất của họ.
Trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu thép của Trung Quốc tiếp tục tăng chậm hơn, với 7,6% so với năm ngoái đạt 36,9 triệu tấn so với tốc độ tăng 19,9% trong cả năm 2015.