12/05/2017 Ngành thép trước sức ép cạnh tranh

 Năm nay, ngành thép đang có tín hiệu hồi phục tốt và nhiều triển vọng, dự báo tăng trưởng khoảng 12%. Tuy nhiên, khi cánh cửa hội nhập càng rộng mở, đang đặt ra cho các doanh nghiệp (DN) ngành thép không ít sức ép cạnh tranh. Khi thuế suất nhập khẩu hàng hóa bằng 0%, thép nước ngoài nhập khẩu càng có cơ hội tràn vào, cùng với đó thị trường xuất khẩu cũng gặp khó khăn bởi biện pháp phòng vệ thương mại của nhiều quốc gia.

Khó cả đôi đường

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong quý I vừa qua, sản xuất thép trong nước tăng trưởng tốt, đạt hơn 4,6 triệu tấn, tăng 18,8% so cùng kỳ; tiêu thụ đạt gần 3,8 triệu tấn, tăng 6,5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lượng nhập khẩu thép cũng gia tăng đáng kể và áp lực trước những rào cản thương mại tại các thị trường xuất khẩu khiến ngành thép đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Thống kê của Tổng cục Hải quan, ước tính trong tháng 4 vừa qua, cả nước nhập khẩu 1,6 triệu tấn sắt thép các loại, trị giá là 945 triệu USD, tăng 8,7% về sản lượng và 8,2% về giá trị kim ngạch so với tháng trước. Tính chung bốn tháng, lượng nhập khẩu sắt thép các loại ước đạt gần 5,8 triệu tấn, trị giá 3,3 tỷ USD, giảm 5,9% về lượng nhưng giá trị lại tăng 45,4% so với cùng kỳ. Lượng nhập khẩu một số chủng loại mặt hàng sắt thép trong quý I vẫn tăng cao so với cùng kỳ, như thép cuộn cán nguội (gần 160 nghìn tấn, tăng 158%), thép hình (hơn 141 nghìn tấn, tăng 113%); tôn mạ mầu (hơn 84 nghìn tấn, tăng 40%),… Điểm nổi bật là sản lượng và kim ngạch nhập khẩu sắt thép từ thị trường Trung Quốc vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Chỉ trong hai tháng đầu năm, tổng sản lượng sắt thép nhập khẩu cả nước đạt gần 2,74 triệu tấn, trị giá hơn 1,49 tỷ USD, riêng từ Trung Quốc chiếm hơn 1,53 triệu tấn, trị giá 786 triệu USD. Xét về giá trị, kim ngạch tăng gần 62% so cùng kỳ năm trước.

Cùng với áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm sắt thép nhập khẩu, các sản phẩm sắt thép trong nước cũng hết sức chật vật khi “lách” qua cánh cửa hẹp xuất khẩu, do các biện pháp phòng vệ thương mại đang giăng dày. Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Thép Việt Nam - CTCP (VnSteel) Nghiêm Xuân Đa cho biết, xuất khẩu thép ngày càng khó khăn do vấp phải các rào cản, phòng vệ thương mại từ các nước. Do vậy, VnSteel sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh bằng việc tăng cường phân tích dự báo thị trường, tổ chức sản xuất, kinh doanh linh hoạt, phù hợp diễn biến của thị trường. VnSteel đề nghị Chính phủ có các chính sách, giải pháp để kiểm soát và ngăn chặn nhập khẩu tràn lan các mặt hàng mà ngành thép trong nước đã sản xuất được; ngăn chặn nhập khẩu ồ ạt thép giá rẻ từ Trung Quốc, chống gian lận thương mại, gây thiệt hại cho các nhà sản xuất trong nước.

Để bảo hộ sản phẩm thép sản xuất trong nước, Bộ Công thương đã áp thuế chống bán phá giá đối với các mặt hàng sắt thép nhập khẩu, như: thép không gỉ cán nguội, thép mạ, thép hình chữ H, phôi thép và thép dài,... Mới đây, ngày 30-3, Bộ Công thương ban hành Quyết định số 1105/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu vào Việt Nam, có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Các chuyên gia khẳng định, việc đưa ra quyết định áp dụng chống bán phá giá đối với một số sản phẩm sắt, thép nhập khẩu của Bộ Công thương là biện pháp tự vệ để bảo vệ sản xuất trong nước, phản ứng có lợi cho thị trường, cho nền kinh tế và phù hợp chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, về lâu dài, hàng rào thuế quan không phải là giải pháp hữu hiệu.

Đầu tư thận trọng

Với xu hướng một số nước bị áp thuế chống bán phá giá đã và đang chuyển hẳn sang đầu tư sản xuất trong nước. Nhiều chuyên gia cảnh báo về những hệ lụy đối với các dự án thép, nhất là những dự án có tác động lớn đến môi trường. Sản xuất thép là lĩnh vực đặc thù, sử dụng nhiều loại nguyên liệu, nhiên liệu, nhất là các hóa chất độc hại có khả năng tác động tiêu cực đến môi trường nếu không bảo đảm các yêu cầu về công nghệ, kỹ thuật. Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam Hồ Nghĩa Dũng nhận định, nước ta vẫn xác định mục tiêu công nghiệp hóa, tất yếu phải phát triển công nghiệp vật liệu nền tảng, trong đó có sản xuất thép. Hiện nay, mức tiêu thụ thép bình quân đầu người nước ta mới đạt 200kg/năm (ở ngưỡng thấp hơn mức trung bình thế giới), cho thấy Việt Nam vẫn cần phát triển sản xuất thép. Mặc dù nước ta đang “thừa thép”, nhưng thực tế chỉ thừa các chủng loại thép xây dựng, tôn mạ,… thông thường, vẫn phải nhập siêu thép với giá trị hàng tỷ USD để phục vụ sản xuất. Vì thế, chúng ta vẫn phải đầu tư sản xuất thép, nhưng vấn đề là tính toán, cân nhắc đầu tư ở giai đoạn nào, thời điểm nào, quy mô và công nghệ ra sao để kiểm soát môi trường và bảo đảm tính cạnh tranh khi sản phẩm ra thị trường.

Trong giai đoạn hiện nay, VSA khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư chiều sâu chứ không nên theo chiều rộng. Hiện nay nhiều doanh nghiệp thép trong nước đang có kế hoạch đầu tư mở rộng sản xuất, nhiều doanh nghiệp thép Trung Quốc cũng có kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thép tại Việt Nam. Việc đầu tư mới hoặc mở rộng sản xuất là cần thiết, tuy nhiên, các doanh nghiệp chỉ nên đầu tư sản xuất những dòng sản phẩm mà Việt Nam chưa sản xuất được, như phôi thép hoặc sản phẩm thép tấm cán nóng, thép chế tạo,... để hình thành dây chuyền sản xuất khép kín. Còn với các sản phẩm tốp cuối như tôn mạ, thép xây dựng,... các doanh nghiệp cần hết sức thận trọng.

VSA cũng nhiều lần có ý kiến góp ý vào Quy hoạch ngành thép, trong đó khẳng định, nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã hỗ trợ rất nhiều cho ngành thép Việt Nam trong thời gian đầu để tăng năng lực sản xuất, tiếp cận công nghệ mới; hiện đại hóa công tác quản trị kinh doanh, thị trường,... Tuy nhiên, khoảng 15 năm trở lại đây, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân trong nước đã phát triển rất mạnh, hoàn toàn có đủ khả năng đầu tư ở mọi quy mô công nghệ và hoạt động có hiệu quả. Vì thế, hiện tại, không nên ưu tiêu thu hút đầu tư đối với các doanh nghiệp FDI vào ngành thép. Nếu vẫn thu hút đầu tư FDI vào ngành thép thì không nên đầu tư 100% vốn nước ngoài mà phải liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước. Thép là đầu vào quan trọng của nhiều ngành công nghiệp, xây dựng, cho nên cần giữ được vai trò chủ đạo, tự chủ đối với ngành này. Không ngoại trừ khả năng việc một số doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhà máy sản xuất thép ở Việt Nam với mục đích “mượn thị trường” Việt Nam để tiêu thụ sản phẩm, tránh thuế chống bán phá giá của Việt Nam, đồng thời tránh thuế chống bán phá giá khi xuất sang các thị trường khác.

Đến hết tháng 7-2016, chỉ tính riêng trong số gần 100 vụ kiện chống bán phá giá, ngành thép trong nước đã “dính” khoảng 20 vụ. Nếu như trước đây, thép trong nước chủ yếu xuất sang thị trường khối ASEAN, từ năm 2016, các DN đã chuyển hướng xuất sang thị trường Mỹ và sản lượng xuất sang thị trường này hiện chiếm gần 27% tổng lượng thép xuất khẩu, chủ yếu là tôn mạ. Tuy nhiên, Mỹ đang điều tra mặt hàng này do nghi ngờ thép Trung Quốc giá rẻ “đội lốt” hàng Việt Nam để xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Bình luận & chia sẻ
Đang tải bình luận,....
Đọc thêm
Giá dầm H Đông Nam Á tăng tháng thứ 5 trong bối cảnh cơ hội trong nước tốt hơn
Các nguồn tin cho biết, giá nhập khẩu dầm hình H bản rộng vào tháng 3 vào Đông Nam Á tiếp tục cao hơn trong tháng thứ năm liên tiếp, khi người bán tăng kỳ vọng về giá với lý do cơ hội tốt hơn ở thị trường nội địa.
Đánh giá tháng 3 của dầm H bản rộng S275JR ở mức 770 USD/tấn CFR Đông Nam Á, tăng 20 USD/tấn so với tháng trước.
Một người mua đã mua dầm H xuất xứ từ Hàn Quốc với giá 760 USD/tấn CFR Singapore vào đầu tháng 3, tăng 10 USD/tấn so với giao dịch tháng trước.
Tuy nhiên, giá chào bán đã tăng lên 790 USD/tấn vào giữa tháng 3 và chỉ được chuyển sang chỉ báo vào cuối tháng khi các nhà xuất khẩu ở Hàn Quốc và Thái Lan cho rằng nhu cầu trong nước được cải thiện.
Chúng tôi đã mua một số nguyên liệu vào đầu tháng nhưng hiện các chào bán đã bị rút lại với người bán kỳ vọng cao hơn,” một nhà môi giới tại Singapore cho biết vào ngày 31/3. “Chúng tôi có thể cân nhắc lên đến 770 USD/tấn nếu một công ty đưa ra chào bán hôm nay.”
Trong khi đó, chào bán dầm H có xuất xứ từ Trung Quốc đã bị hạn chế trong bối cảnh suy đoán về việc giảm hoàn thuế xuất khẩu của Trung Quốc.
Tại Singapore, các hoạt động xây dựng được đánh giá là tốt với việc kho dự trữ nhận được các yêu cầu tích cực đối với thép xây dựng, tuy nhiên, một số không thể bán được do lượng cung cấp trong khu vực hạn chế.
Có nhu cầu từ các công trường xây dựng nhưng vấn đề là các nhà máy trong khu vực đang im hơi lặng tiếng,” nhà dự trữ cho biết. “Chúng tôi muốn tích trữ nếu giá đưa ra không quá cắt cổ.”

Dữ liệu cho thấy giá dầm hình H tại Đông Nam Á lần cuối đạt mức cao tương tự là 785 USD/tấn CFR vào tháng 6/2012.
Phôi thép Châu Á nhảy vọt, thép cây đi ngang trong bối cảnh giao dịch mới từ Qatar
Giá phôi ở Đông Nam Á kéo dài đà tăng vào ngày 31/ 3 khi những người mua trong khu vực mua một lô hàng Nga trong bối cảnh chào hàng ổn định, được hỗ trợ bởi nhu cầu từ Trung Quốc.
Trong khi đó, thép cây Châu Á đi ngang trong bối cảnh nhu cầu ổn định, với một giao dịch thép cây Qatar được đặt trước với điểm đến là Châu Á.
Đánh giá phôi giao ngay Đông Nam Á 5SP 130 mm ở mức trung bình 614 USD/tấn CFR Manila, tăng 7 USD/tấn so với ngày 30/3.
Tại Philippines, những người mua cần nguyên liệu đã phải trả tiền để đặt hàng mới sau hai tuần vắng bóng, trong khi một số người khác tỏ ra chán nản do tình hình tồi tệ hơn ở Manila.
Một hợp đồng phôi thép mới của Nga đã được ký kết ở mức khoảng 615 USD/tấn CFR tại Manila, một nguồn tin từ nhà máy Nga cho biết.
Một nguồn tin thị trường địa phương cho biết: “Họ không có lựa chọn nào về hàng hóa giá rẻ, với lý do giá chào ít nhất là 625 USD/tấn CFR Manila từ Việt Nam và Nga.”
Trong khi đó, một số nhà máy đã lên kế hoạch ngừng hoạt động kể từ ngày 1/ 4 do kỳ nghỉ lễ Phục sinh đang đến gần.
Trong khi đó, người mua Trung Quốc tiếp tục mua từ người bán Nga và Ấn Độ với mức giá khoảng 620 USD/tấn CFR Trung Quốc trong bối cảnh nhu cầu giao ngay trong nước ổn định, tăng 1-2 USD/tấn so với ngày trước.
Doanh số bán giao ngay cho người mua cuối cùng vẫn tăng mạnh ở miền bắc Trung Quốc do cắt giảm sản lượng ở Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, nhưng đã chậm lại ở miền đông Trung Quốc khi lượng phôi thép nhập khẩu đáng chú ý đến, một thương nhân miền đông Trung Quốc cho biết.
Phôi Tangshan Q235 được định giá ở mức 4,870 NDT/tấn (742 USD/tấn), không thay đổi so với ngày trước.
Khi giá tại miền Bắc Trung Quốc tăng mạnh 350 NDT/tấn kể từ ngày 22/3 và có khả năng đạt mức đỉnh trong ngắn hạn, những người tham gia thị trường đã đi ngang. “Một số người hy vọng giá sẽ tăng hơn nữa, trong khi những người khác không nghĩ như vậy,” một thương nhân miền Bắc Trung Quốc cho biết.
Giá chào từ Trung Đông và Nga giữ ổn định ở mức 620-627 USD/tấn CFR Trung Quốc, mức gần với hàng ASEAN có cùng chất lượng và lô hàng ở mức 630-635 USD/tấn CFR Trung Quốc. Hai bên tham gia thị trường cho biết mức chênh lệch hẹp giữa hàng hóa ASEAN và ngoài ASEAN từ 12- 13 USD/tấn xuống còn 5 - 8 USD/tấn do kỳ vọng rằng Trung Quốc sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu 2% đối với bán thành phẩm kể từ tháng 5.
Ngoài ra, giá thép cây tại Châu Á không đổi trong bối cảnh các chào bán mới đối với thép cây Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar trong bối cảnh nhu cầu ổn định tại các thị trường nội địa Hồng Kông, Singapore và Trung Quốc và một hợp đồng thép cây Qatar mới đã được kết thúc với điểm đến Châu Á.
 
Đánh giá thép cây BS500 đường kính 16-20 mm ở mức 679 USD/tấn FOB Trung Quốc trọng lượng thực tế, không thay đổi so với ngày trước. Đánh giá thép cây có đường kính 16-32 mm BS4449 Grade 500 ở mức 668 USD/tấn CFR Đông Nam Á, không thay đổi so với ngày trước.
Tại thị trường bán lẻ Bắc Kinh, thép cây HRB400 đường kính 18-25 mm được đánh giá ở mức 4,980 NDT/tấn (759 USD/tấn) trọng lượng thực tế xuất xưởng vào ngày 31/ 3, bao gồm 13% thuế giá trị gia tăng, không thay đổi so với ngày trước.
Một hợp đồng mới cho một tàu thép cây Qatar được bán trên cơ sở FOB với điểm đến là Hồng Kông hoặc Singapore, các nguồn thị trường cho biết lô hàng trong tháng 6, trong khi giá của thỏa thuận này chưa được xác nhận tại thời điểm công bố.
Tại Hồng Kông, các nguồn cung cấp thép cây Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận được ở mức 680 USD/tấn CFR Hồng Kông trọng lượng thực tế của lô hàng cuối tháng 5/tháng 6, các nguồn thị trường cho biết, không thay đổi so với ngày trước.
Tại Singapore, một nhà chế tạo cho biết chào mua thép cây Qatar ở mức 680 USD/tấn CFR trọng lượng lý thuyết của lô hàng tháng 6.

Người mua ở cả hai thành phố đều nhận thấy nhu cầu ổn định từ người dùng cuối, đồng thời lượng hàng tồn kho cũng nhiều nên chưa vội mua.
HRC, tấm dày Châu Á tăng trong bối cảnh thị trường Trung Quốc tăng mạnh
Giá HRC châu Á kéo dài đà tăng vào ngày 31/3, với những người tham gia thị trường giữ cách tiếp cận chờ đợi trước khi công bố chính sách hoàn thuế xuất khẩu ở Trung Quốc.
Đánh giá HRC SS400 dày 3 mm ở mức 767 USD/tấn FOB Trung Quốc, không thay đổi so với ngày trước. Trên cơ sở CFR Đông Nam Á, cùng loại thép cuộn được đánh giá ở mức 767 USD/tấn, không thay đổi so với ngày trước.
Những người tham gia thị trường đang thảo luận về khả năng loại bỏ hoàn thuế xuất khẩu cho HRC ở Trung Quốc, điều này khiến cả người mua và người bán đều thận trọng.
Một thương nhân Trung Quốc cho biết: “Hầu hết mọi người thích chờ đợi ngay bây giờ, vì thông báo dự kiến ​​sẽ được công bố trong ngắn hạn”.
Chúng tôi đã nghe tin đồn rằng khoản hoàn thuế sẽ bị loại bỏ và khá lo lắng cho các hợp đồng hiện có,” một nguồn tin từ nhà máy Trung Quốc cho biết.
Đánh giá HRC SAE1006 ở mức 796 USD/tấn FOB Trung Quốc, tăng 5 USD/tấn so với ngày trước. Trên cơ sở CFR Đông Nam Á, cùng loại thép cuộn được đánh giá ở mức 803 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn so với ngày trước.
Tại Việt Nam, hoạt động này bị tạm dừng do người mua đang chờ việc giảm hoàn thuế xuất khẩu ở Trung Quốc và người bán không muốn cung cấp bất kỳ chào bán nào vào lúc này. Một số nguồn tin thị trường cho biết chỉ báo mua tăng cao hơn lên 800-805 USD/tấn CFR, do dấu hiệu bán ra đã tăng đối với nguyên liệu của Ấn Độ và giá chào mua của Trung Quốc cao hơn do khả năng cắt giảm hoàn thuế.
Một thương nhân Việt Nam cho biết: “Thật khó để tìm được mức chào giá thấp hơn cho SAE1006,” trích dẫn mức chào bán cho SAE Ấn Độ trong tuần này là 830-845 USD/tấn CFR.”
Người dùng cuối không thể chấp nhận mức chào bán Ấn Độ. Nếu người mua nào có nhu cầu thì phải mua, nhưng những người khác sẽ chờ mua từ FHS hoặc Hòa Phát ”, một thương nhân thứ hai cho biết.
Tại Thượng Hải, giá HRC Q235 5.5 mm giao ngay được đánh giá ở mức 5,325 NDT/tấn (813 USD/tấn) xuất xưởng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, giảm 5 NDT/tấn so với ngày trước.
Trên Sàn giao dịch Kỳ hạn Thượng Hải, hợp đồng giao tháng 5 chốt ở mức 5,383 NDT/tấn, tăng 11 NDT/tấn, tương đương 0.2% so với cùng kỳ. Như vậy, hợp đồng này đã tăng trong 4 ngày liên tiếp với tổng mức tăng là 253 NDT/tấn và đạt mức cao mới kể từ khi hợp đồng ra mắt vào năm 2014.
Đánh giá hàng tuần tấm dày 12-25 mm loại Q235/SS400, hoặc loại tương đương, ở mức 750 USD/tấn CFR Đông Á, tăng 20 USD/tấn so với tuần trước.
Một nhà máy ở phía đông Trung Quốc chào giá 750 USD/tấn FOB và cần người mua trang trải 100% chi phí bổ sung trong trường hợp cắt giảm khoản hoàn thuế xuất khẩu, hầu hết các nhà máy khác chờ đợi ở bên lề.
Đánh giá tấm dày Q235 12-20 mm ở mức 740 USD/tấn FOB Trung Quốc vào ngày 31/3, tăng 65 USD/tấn so với tháng trước.


Giá trong nước của nguyên liệu cùng loại được đánh giá ở mức 5,300 NDT/tấn xuất xưởng tại Thượng Hải, bao gồm thuế giá trị gia tăng, tăng 420 NDT/tấn so với tháng trước.
Giá thép dây Trung Quốc tăng tuần thứ 8 liên tiếp, các nhà máy ngừng báo giá
Giá thép dây Châu Á tăng trên thị trường giao ngay và kỳ hạn Trung Quốc. Các nhà máy đã ngừng báo giá do không chắc chắn về những thay đổi về việc giảm hoàn thuế xuất khẩu của Trung Quốc.
Tại thị trường Thượng Hải, thép dây Q195 6.5 mm giao ngay được đánh giá ở mức 5,020 NDT/tấn (764 USD/tấn) xuất xưởng, bao gồm 13% thuế giá trị gia tăng, tăng 200 NDT/tấn so với tuần trước.
Đánh giá thép dây dạng lưới 6.5 mm SAE1008 ở mức 740 USD/tấn FOB Trung Quốc vào ngày 31/3, tăng 10 USD/tấn so với tuần trước.
Hầu hết các nhà máy xuất khẩu thép dây chính ở đông bắc và đông Trung Quốc đã ngừng báo giá trong tuần thứ hai liên tiếp do khả năng thay đổi về việc giảm hoàn thuế xuất khẩu. Các nguồn tin nhà máy cho biết họ hiện đang chờ đợi thông báo mới trong khi hiện tại vẫn chưa có thêm thông tin cập nhật nào.
Tin đồn không chính thức trên thị trường về những thay đổi của việc giảm hoàn thuế xuất khẩu ở Trung Quốc có thể sẽ bắt đầu vào tháng 4.
Một thương nhân cho biết: “Các hợp đồng đã bị đóng băng liên quan đến việc nhập khẩu thép dây của Trung Quốc vào thị trường Hàn Quốc.”
Chính phủ Trung Quốc đang ép buộc kế hoạch cắt giảm của họ dẫn đến sản lượng giảm nghiêm trọng và vì vấn đề chính sách giảm thuế, người mua đang giữ vững lập trường và quan sát lập trường,” nguồn tin nói thêm.
Một nhà máy đã chào bán các sản phẩm thép khác ngày hôm qua mà không có thép dây,” một người mua thép dây cho biết, đồng thời cho biết thêm rằng chào bán đó kèm với điều kiện người mua sẽ chịu 100% giá khi xảy ra thay đổi chính sách hoàn thuế.
Hợp đồng thép cây giao tháng 5/2021 trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải chốt ở mức 4,935 NDT/tấn (751 USD/tấn) vào ngày 31/3, tăng 119 NDT/tấn so với tuần trước.