Trong số đó, chỉ số giá thị trường nội địa đạt 242,24 điểm, giảm 0,05% tương đương 0,11 điểm so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 281,41 điểm, tăng 2,76% tương đương 7,55 điểm so với chỉ số trước đó.

Thị trường quặng sắt  đối diện bất ổn sau thảm họa mỏ khai thác. Trong khi giá thép giảm  trước các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung Quốc.

Giá  quặng sắt tại Trung Quốc ngày 29/1/2019  tăng, trong bối cảnh dự kiến sản lượng tại nhà sản xuất hàng đầu – Vale- giảm, song giá thép  giảm do thận trọng trước cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung trong tuần này.

Giá quặng sắt kỳ hạn tại Trung Quốc tăng lên mức cao nhất 16 tháng trong ngày thứ hai (28/1/2019), sau khi con đập lưu trữ chất thải mỏ khai thác Corrego do Feijao Vale bị tràn. Thảm họa này đã gây bất ổn đối với thị trường quặng sắt Trung Quốc tại thời điểm khi nhu cầu đối với nguồn cung từ nước Nam Mỹ gia tăng.

Giá quặng sắt kỳ hạn trên sàn Đại Liên tăng 0,9% lên 558,5 CNY (82,69 USD)/tấn.

Vale là nhà cung cấp quặng nhôm chất lượng thấp hàng đầu thế giới, được các nhà máy Trung Quốc ưa thích vì mức độ tạp chất thấp.

Giá thanh cốt thép  kỳ hạn trên sàn Thượng Hải giảm 1,6% xuống 3.653 CNY/tấn, giá thép cuộn cán nóng kỳ hạn cũng giảm 1,6% xuống 3.561 CNY/tấn.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết, Mỹ kỳ vọng sự tiến triển đáng kể trong cuộc đàm phán thương mại giữa Washington với Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He, song 2 bên sẽ giải quyết “những vấn đề phức tạp”.

Giá than luyện cốc kỳ hạn trên sàn Đại Liên giảm 2,3% xuống 1.196 CNY/tấn,  trong khi giá than cốc giảm 2,2% xuống 2.015 CNY/tấn.

Các thông tin khác:

Thép thô: Thống kê từ Liên đoàn Sắt và Thép Nhật Bản (JISF), sản lượng thép thô của nước này năm 2018 đạt 104,3 triệu tấn, giảm 0,3% so với năm 2017,  giảm 4 năm  liên tiếp.

Trong số đó, sản lượng từ lò chuyển đổi đạt 78,2 triệu tấn, giảm 1,4% so với năm 2017, từ lò hồ quang điện đạt 26,1 triệu tấn, tăng 3,1% so với năm 2017.

Bên cạnh đó, sản lượng thép đạt 78,7 triệu tấn, giảm 1% so với năm 2017, thép đặc biệt đạt 25,6 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2017.

Thép: Thống kê sơ bộ thương mại Nhật Bản, trong tháng 12/2018, nước này đã xuất khẩu khoảng 2,84 triệu tấn thép, giảm 13,6% so với  tháng 12/2017, cũng giảm 4,2% so với tháng 11/2018, lần đầu tiên giảm dưới 3 triệu tấn trong 2 tháng. Trong số đó, xuất khẩu sang châu Á đạt  2,3 triệu tấn, giảm 11,5% so với tháng 12/2017.

Trong khi đó, nhập khẩu thép của Nhật Bản đạt 635.000 tấn, giảm 13,6% so với tháng 12/2017 và giảm 4,2% so với tháng 11/2018. Trong số đó, nhập khẩu từ châu Á đạt 540.000 tấn, tăng 1,2% so với t hang 12/2017.

Thép dầm chữ H: Dragon Steel Corporation (DSC), một trong những nhà sản xuất thép thương phẩm kết cấu cán nóng tại Đài Loan (TQ), sẽ giữ giá thép dầm chữ H không thay đổi trong tháng 2/2019.

Vì có 1 số ít ngày làm việc trong tháng 2/2019 và giá hợp kim và thép cuộn điện cực ở mức cao, DSC quyết định sẽ giữ giá không thay đổi trên thị trường.

Thép thô: Hiệp hội Thép Toàn cầu (worldsteel) cho biết, sản lượng thép thô toàn cầu năm 2018 đạt 1,81  tỉ tấn, tăng 4,6% so với năm 2017.

 

Trong số đó, sản lượng thép thô châu Á đạt 1,27 tỉ tấn, tăng 5,6% so với năm 2017. Trung Quốc sản xuất khoảng 928 triệu tấn thép thô, tăng 6,6% so với năm 2017, thị phần sản lượng thép thô toàn cầu tăng lên 51,3% năm 2018 so với 50,3% năm 2017.

Trong khi đó, sản lượng thép thô Ấn Độ đạt 107 triệu tấn, tăng  4,9% so với năm 2017, và Nhật Bản là nước sản xuất thép lớn nhất thế giới. Sản lượng thép thô Nhật Bản giảm 0,3% xuống 104 triệu tấn. Ngoài ra, Hàn Quốc sản xuất 72,5 triệu tấn thép thô năm 2018, tăng 2% so với năm 2017.

Thép không gỉ: Thống kê từ Hiệp hội công nghiệp sắt thép Đài Loan (TQ), nhập khẩu thép cuộn không gỉ và các sản phẩm liên quan  tại Đài Loan đạt 1,11 triệu tấn năm 2018.

Trong số đó, nhập khẩu thép cuộn cán nóng không gỉ đạt 920.000 tấn, tăng 9% so với năm 2017, thép cán nguội không gỉ đạt 128.000 tấn, tăng 3% so với năm 2017.